Monday, September 9, 2013

Phim Nữ Tuần Bộ Tập 19-20-21-22-23





Phim Nu Tuan Bo Tập 19 20 21 22 23


Dòng cuối bài thơ, nhắc tới một mỹ nhân bị bỏ rơi khác trong Trung Hoa cổ, như dường cho thấy rằng nhà sư giác ngộ Ikkyu cuối cùng đã tự làm hòa được với số phận của bà mẹ của sư.
Người ta kể rằng khi Kaso trao Ikkyu một inka (chứng nhận giác ngộ), thì Ikkyu ném nó xuống đất để phản đối và nhảy đạp lên nó. Thầy Kaso mới đưa inka này cho một trong các nữ đệ tử hàng đầu cất giữ, hy vọng rằng Ikkyu một hôm sẽ dịu lại và đón nhận nó. Lâu về sau, khi Ikkyu nghe tin vẫn còn tấm inka này, sư mới yêu cầu mang tới cho sư và xé văn bằng này ra nhiều mảnh. Khi Ikkyu khám phá ra rằng các môn đồ của sư đã ráp lại các mảnh đó lại, thì sư mới lấy tấm giấy đó và đốt đi. Bất kể như thế, Ikkyu vẫn ở lại với Kaso nhiều năm sau kinh nghiệm chứng ngộ đó. Sư hết lòng phục vụ Kaso tới nổi sư đã dùng tay trần để chùi phân cho thầy mình, khi Kaso bệnh tiêu chảy và vấy bẩn ra. Tuy nhiên, hai người có một sứt mẻ vào khoảng 1426, và Ikkyu đột nhiên rời tu viện.
Một lý do của bất đồng này là việc Ikkyu coi thường Yoso, một đệ tử chính yếu khác của Kasọ Yoso có nhiều năm tu hơn Ikkyu, nhưng họ không giống nhau chút nào, và hai người không bao giờ hòa hợp được với nhau. Có lẽ một lý do khác của việc Ikkyu ra đi còn là phong thái càng lúc càng bất thường và phi truyền thống của Ikkyụ Thí dụ, Kaso một lần quở trách Ikkyu vì đã tới dự lễ giỗ thầy của Kosa là Gongai trong bộ áo rách rưới và đôi dép rơm nát – ngay cả nhà sư khắc khổ Kaso cũng tin rằng người ta nên trang phục nghiêm chỉnh để tưởng niệm người quá cố – nhưng Ikkyu chỉ khịt mũi, “Con trang phục trong cách một nhà sư nên trang phục. Tất cả bọn giả danh khác chỉ tô điểm trong mấy tấm che phân thôi!”
Sau vụ này, người ta kể Kaso có nói, “Ikkyu là người nối pháp chân thực của ta, nhưng kiểu của nó là điên cuồng.” Vào lúc này, Ikkyu cũng tập thói quen “sáng lên núi, và đêm vào phố chợ” – tu Thiền kiểu tự viện vào ban ngày và tu Thiền kiểu chè chén say sưa khi đêm xuống. Thế là, Ikkyu bị buộc phải rời chùa của Thầy Kaso.
Sau khi tự ra riêng, người ta kể Ikkyu đã gặp vị Hoàng Đế hồi hưu Go-Komatsu năm 1427, điều có thể được diễn dịch như là sự hòa giải giữa người cha và đứa con rơi. Go-Komatsu đã hội ý và được Ikkyu cố vấn về nhiều vấn đề giáo pháp và thế tục quan trọng, và sau đó hai người gặp nhau thường xuyên. Ikkyu được triệu tới giường bệnh của Go-Komatsu năm 1433 và được trao tặng nhiều tác phẩm thư pháp và họa pháp từ bộ sưu tập triều đình. Ikkyu, người trước đó “chưa bao giờ sở hữu nhiều tới một cây kim,” đã trân quý các tác phẩm quý giá đó tới ngày cuối đời sư. 



No comments:

Post a Comment