Monday, September 9, 2013

Phim Lời Thì Thầm Của Những Bóng Ma Tập 19-20-21-22





Phim Loi Thi Tham Cua Nhung Bong Ma Tap 19 20 21 22


Sau cuộc chạm trán nảy lửa đó, không ai nói với ai nữa, mặc dù Ikkyu vẫn giữ kiểu tấn công trong các bài thơ châm chọc và các tuyên bố công khai. Ikkyu, của tất cả mọi người, còn lên án Yoso đã dính dáng với phụ nữ, và sư hài lòng khi Yoso viên tịch năm 1458 về điều mà Ikkyu nói có thể chỉ là bệnh cùi, sự đền đáp công bằng đối với bọn tà giáo và gian ác. Qúa chán với cuộc tranh cãi với Yoso và đệ tử vị này, từ năm 1461 Ikkyu tạm thời rời bỏ Thiền Tông và có vài tháng gia nhập Tịnh Độ Tông.
Mây Điên là con quỷ trong dòng pháp của Daito,
Nhưng hắn ghét kiểu cãi cọ địa ngục này.
Công án cũ và truyện tích xưa để làm gì?
Than phiền vô ích. Ta chỉ dựa vào ngọc quý trong ta thôi.
Lý do nào mà Ikkyu ghét Yoso như thế? Hai sư đã kình nhau từ hồi cùng là đệ tử của Kaso, và Ikkyu chắc chắn đã cảm thấy rằng mình tài năng hơn Yoso, sư huynh hơn tuổi đạo. Nhưng Yoso là người được chính thức công nhận là đại đệ tử của Kaso và hai lần được bổ nhiệm làm trụ trì Daitoku-jị Cũng chính Hoàng Đế đã trao tặng Yoso danh hiệu “The Wise One, Great Light Zen Master” (có thể dịch là: Trí Giả Phổ Quang Thiền Sự LND). Sư Ikkyu đã chơi chữ để biến danh hiệu đó thành, “The Filthy One, Burning with Lust Zen Master” (tạm dịch: Thiền Sư Nhơ Bẩn, Bị Tham Dục Đốt Cháy).
Một nguồn mâu thuẫn khác còn là cá tính của họ, vốn trái nghịch nhau: Ikkyu thì lanh lợi, quyết liệt, không thỏa hiệp; còn Yoso thì hòa giải, dè dặt và bảo thủ. Đối với Ikkyu, sư Yoso, bất kể mọi vinh dự trần gian, thì không hơn gì một búp-bê thầy tu, vắng bặt hiểu biết và cảm hứng chân thật, và Yoso hiện thân cho mọi thứ mà Ikkyu ghét cay ghét đắng trong thế giới của Thiền. Tuy nhiên, sự thù nghịch của Ikkyu lại có vẻ quá độ và bộc lộ một khuyết điểm trong cá tính sư.
Bởi vì Ikkyu sống trong một trong những thời hỗn loạn nhất lịch sử Nhật Bản – một chu kỳ liên tục của đói kém, dịch bệnh, cướp gạo, và chiến tranh – có lẽ sự thiếu bao dung của sư có thể hiểu được. Bên cạnh cái chết và sự hủy diệt xảy ra quanh sư, Ikkyu liên tục có các xô xát với các sư đương thời, tố giác họ là đã làm hư hỏng Phật Giáo vì lợi dưỡng và danh vọng. Với môi trường u ám như thế, vào năm, nhà sư bi quan 63 tuổi này đã sáng tác bản văn Bộ Xương (Gaikotsu), và bài này trở thành tác phẩm nổi tiếng nhất của sư và vẫn còn được đọc và nghiên cứu bây giờ:


No comments:

Post a Comment